Động cơ điện là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Động cơ điện là một bộ phận quan trọng trong các thiết bị điện, thường dùng để chuyển đổi năng lượng điện thành năng lượng cơ. Vậy động cơ điện có cấu tạo và nguyên lý hoạt động như thế nào? Cùng Bơm Công Nghiệp 247 tìm hiểu chi tiết về động cơ điện qua bài viết dưới đây.
Cấu tạo của động cơ điện
Trên thị trường hiện tại có nhiều loại động cơ điện khác nhau để phù hợp với từng dòng máy, từng loại thiết bị. Chính vì thế, cấu tạo của các động cơ điện cũng có sự khác nhau. Dưới đây là cấu tạo chung nhất của các loại động cơ điện thông thường
1. Phần tĩnh
Phần tĩnh hay còn gọi là stato. Phần này thường gồm hai bộ phận chính là lõi thép và dây quấn.
Lõi thép
Lõi thép là bộ phận dẫn từ của máy, có dạng hình trụ rỗng, được dập thành hình vành khăn từ một tấm thép dẫn điện dày từ 0,35 đến 0,5 mm, bên trong có rãnh để đặt dây quấn. trước khi lắp ráp lại.
Dây quấn
Dây quấn stato làm bằng dây đồng hoặc dây nhôm, được đặt trong các rãnh của lõi thép. Hai bộ phận chính phía trên còn có bộ phận phụ bao bọc lấy lõi thép là vỏ bằng nhôm hoặc gang dùng để cố định lõi thép, phần dưới là bệ cố định với đế, ở hai đầu có hai nắp làm bằng vật liệu cùng loại với vỏ máy, trong vỏ có ổ đỡ (còn gọi là bạc) đỡ trục quay của roto.
2. Phần quay
Phần quay hay còn gọi là roto, bao gồm lõi thép, dây quấn và trục máy.
Lõi thép
Lõi thép có một hình trụ đặc làm bằng tấm thép kỹ thuật điện, dập thành dĩa và ép chặt, trên bề mặt có các rãnh để đặt các thanh dẫn hoặc dây quấn. Lõi thép liên kết chặt với trục quay và đặt vào hai ổ trục của stato.
Dây quấn
Dây quấn tên phần quay (roto) có 2 loại, bao gồm: roto lồng sóc và roto dây quấn.